Thứ Hai, 20 tháng 7, 2020

Bài thuốc hay trị sỏi thận

Sỏi thận là căn bệnh thường thấy hiện nay? Ai cũng có thể mắc phải sỏi thận. Hiểu được nỗi khổ của người bị sỏi thận, và đây cũng là trách nhiệm với cộng đồng. Nhiều bạn cứ thắc mắc là viên sỏi nó ra theo đường nào, thì xin thưa là nó ra theo đường tiểu nhé. Viên sỏi của mình có kích thước 9 mm x 6 mm. Lúc nó "chui" ra thì không đau tí nào, ngược lại còn cảm thấy vô cùng thoải mái.

Nhưng trước khi nó chuẩn bị ra (khoảng 2 ngày, vì nó cứ di chuyển dần, đến đâu mình cảm thấy được đến đó), thì sẽ cảm thấy khó chịu, thỉnh thoảng đau trong ngày, và mỗi lần tiểu thì lúc gần cuối sẽ cảm thấy hơi gắt và buốt (đây là dấu hiệu cho thấy nó sắp ra ngoài rồi), có thể tiểu ra máu nếu sỏi nhiều sắc cạnh.

Đầu tiên mình xin chia sẻ về bài thuốc để các bạn hiểu về nó (theo cách hiểu của mình, có thể cách hiểu này chưa chắc đã hợp lý và hợp ý với các thầy thuốc cao tay về YHCT, vì khoản này mình cũng "amatuer" lắm). Cơ chế bệnh sinh theo Đông Y: Do thận hư thấp nhiệt uẩn kết, lâu ngày tích tụ, nước tiểu bị thấp nhiệt tác động tạo thành sỏi.

Cách điều trị: Thanh nhiệt lợi thấp, bài thạch (bài sỏi), thông lâm, chỉ thống (giảm đau), hóa kết, tiêu thạch. Bài thuốc gồm các vị và liều lượng như sau:

(1) Quảng kim tiền thảo 30 g
(2) Kê nội kim 10 g
(3) Thạch vi 12 g
(4) Xa tiền tử 10 g
(5) Ngưu tất 10 g
(6) Sinh địa 12 g
(7) Bạch thược 10 g
(8) Cam thảo sao 10 g

Trong bài thuốc này, tác dụng của các vị như sau:

(1) Quảng kim tiền thảo: Thanh nhiệt lợi thấp, bài thạch (cả sỏi thận và sỏi mật), lợi tiểu, trị nhiễm trùng đường niệu, trị tiểu khó (kiểu đi tiểu buốt mót, nhỏ giọt đứt quãng kèm theo đau).

(2) Kê nội kim: Tác dụng chính ở bài này là tiêu sỏi (làm sỏi nhỏ đi, cả sỏi thận và sỏi mật), trị tiểu khó.

(3) Thạch vi: Lợi tiểu, bài thạch, trị tiểu khó - đặc biệt thể nhiệt (nước tiểu vàng sậm).

(4) Xa tiền tử: Lợi tiểu; thanh nhiệt ở bàng quang, điều hòa nước tiểu ở bàng quang, tiểu khó và đau.

(5) Ngưu tất: Hóa ứ chỉ thống (giảm ứ đọng, giảm đau), tác dụng dẫn xuống rất mạnh kèm thúc tiểu làm sỏi dẫn xuống dưới.

(6) Sinh địa: Lợi thủy, dưỡng âm sinh tân dịch.

(7) Bạch thược: Lợi tiểu, chống co thắt cơ trơn, kháng khuẩn, chống viêm, hạ nhiệt. Kết hợp với Cam thảo sao để tăng tác dụng giảm đau, đặc biệt là đau co thắt ở vùng bụng (mà người bị sỏi rất hay mắc phải).

(8) Cam thảo sao: Thanh nhiệt lợi thấp, lợi tiểu thông lâm. Giảm đau do giảm co thắt. Điều hòa tính vị của các vị thuốc trong bài.


Như vậy các bạn thấy, bài thuốc này được hiệp đồng của các vị thuốc với các tác dụng chính mà bạn dễ hiểu là: Làm tiêu sỏi, dẫn sỏi xuống dưới, kèm lợi tiểu và thúc tiểu. Ngoài ra còn điều trị các triệu trứng mà người bị sỏi hay mắc phải như đau bụng, viêm nhiễm đường tiết niệu, tiểu khó, đái buốt - đái rắt, giảm co thắt để giảm đau và sỏi ra dễ hơn. Khi hiểu về nó rồi, bạn cũng có thể tự thay thế một vài vị thuốc nếu như ở các hiệu thuốc gần nhà bạn không có.

Lưu ý khi sắc và uống thuốc:

- Cho thuốc vào bình sắc, rửa sạch với nước khoảng 2 - 3 lần cho hết bụi bẩn nếu có.

- Riêng vị Xa tiền tử: vì hạt rất nhỏ (nhỏ hơn hạt vừng) nên cần rửa riêng, tránh bị trôi đi mất. Khi rót thuốc ra, cũng tránh để Xa tiền tử trôi theo (có thể cho vào túi vải nếu cần).

- Vị Thạch vi hay bị nhầm lẫn, có một số người bán thuốc cũng không biết vị này, nên chú ý kiểm tra khi mua.

- Cam thảo bốc ở hiệu thuốc về thường là Cam thảo sống, cần sao vàng lên (cho vào chảo sao trên bếp ga bình thường).

- Mỗi ngày uống một thang, thay nước. Vì vị nó khá dễ chịu (như kiểu nhân trần) nên không có cảm giác sợ thuốc. Tuy nhiên, nếu sắc đặc quá thì sẽ hơi khé cổ (vì vị ngọt của cam thảo), nên không cần sắc đặc, hoặc thêm nước đun sôi để nguội cho vừa miệng. Đặc biệt là ngon hơn khi uống lạnh (có thể cho thêm đá, hoặc để vào ngăn mát tủ lạnh để uống dần).

- Chú ý uống thêm nhiều nước càng tốt. Vì bài này có nhiều vị lợi tiểu, nhưng không uống nước thì không thể lợi tiểu được.

Chú ý: Không dùng cho người đang bị tiêu chảy.

Chúc mọi người dùng thuốc hiệu quả để sớm chia tay với những viên sỏi và không phải gặp bác sĩ ở bàn mổ. Hãy cùng theo dõi thường xuyên trang Tinh Dầu Thiên Nhiên để có thêm những bài thuốc, mẹo hay cho cuộc sống.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét